XÂY DỰNG MỚI ĐƯỜNG VÀNH ĐAI ĐẦM SEN, QUẬN 11
1. TÊN DỰ ÁN: XÂY DỰNG MỚI ĐƯỜNG VÀNH ĐAI ĐẦM SEN, QUẬN 11.
2. CHỦ ĐẦU TƯ: BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH QUẬN 11.
3. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ:
- Cải tạo Hệ thống giao thông trong khu vực, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, thúc đẩy các ngành kinh tế trên địa bàn quận.
- Chỉnh trang đô thị, hoàn chỉnh tuyến đường kết nối từ đường Lạc Long Quân với hệ thống giao thông đối ngoại, phát huy năng lực lưu thông của tuyến đường, cải tạo cảnh quan dọc tuyến góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống cho nhân dân trong khu vực.
4. NỘI DUNG VÀ QUY MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG:
- Xây dựng khoảng 416m đường đô thị; mặt cắt ngang có bề rộng 16m, xây dựng mới vỉa hè hai bên.
- Xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa, thoát nước sinh hoạt dọc tuyến; cống ngang đường đảm bảo thoát nước cho khu vực và thoát nước mặt đường;
- Trồng cây xanh, xây dựng hệ thống chiếu sáng dọc tuyến phù hợp với cảnh quan và hoàn chỉnh theo cấp đường;
- Xây dựng mới hệ thống cống bể để ngầm hóa hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến.
- Hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông, phù hợp với quy mô đường.
5. Tổ chức tư vân khảo sát, lập dự án: Công ty cổ phần tư vấn giao thông công chánh.
6. Chủ nhiệm lập dự án: Ông Vũ Xuân Thủy
7. Địa điểm xây dựng: Quận 11
8. Diện tích đất sử dụng: khoảng 0,67 ha
9. Loai, cấp công trình:
- Loại công trình: Đường trong đô thị.
- Cấp công trình: Cấp III.
10. Số bước thiết kế: 02 bước
11. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):
11.1 Phần đường giao thông:
Pham vi dự án:
- Điểm đầu tuyến: Hẻm 247 Lạc Long Quân (km0+000)
- Điểm cuối tuyến: Chùa Giác Viên (Km 0+415,31).
- Chiều dài tuyến: 415,31m
Tiêu chuẩn kỹ thuật:
- Vân tốc thiế kế: Vtk= 50 km /h
- Tải trọng tính toán tiêu chuẩn:
+ Mô đun đàn hồi yêu cầu Eyc>_ 155 Mpa
+ Tải trọng trục tính toán tiêu chuẩn: P= 100 KN
+ Áp lực tính toán lên mặt đường p= 0,6 MPa
+ Đường kính vệt bánh xe D=33cm
+ Bề rộng mặt đường là 16 m, trong đó:
+ Phần xe chạy: =11,0 m
+ Vỉa hè phía công viên : =2m
Vỉa hè phía nhà dân: =3m
Tổng cộng: = 16m
+ Bố trí dốc ngang mặt đường 2 mái 2% từ tim đường ra 2 bên
Kết cấu áo đường:
- Mặt đường cấp cao A1, kết cấu áo đường như sau:
+ Bê tông nhựa 12,5, dày 5cm;
+ Tưới nhũ tương CRS - 1, 0,5 kg/m2;
+ Bê tông nhựa 19 dày 7cm;
+ Tưới nhựa MC-70 thấm bám 1,0 kg/m2
+ Lớp cấp phối đá dăm loại I dày 36 cm;
Thiết kế vỉa hè, bó vỉa: Sử dụng kết cấp mẫu được ban hành theo Quyết định số 1762/QĐ-SGTVT ngày 18/06/2009 của Sở Giao thông vận tải về việc ban hành Quy định về việc thực hiện công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang, quản lý vỉa hè và tăng mảng xanh, cây xanh đường phố trên địa bàn TPHCM.
+ Kết cấu vỉa hè: dùng kết cấu loại 3, loại 5.
+ Bó vỉa, bó nền bê tông xi măng: loại 6, loại 7.
11.2 Hệ thống thoát nước:
- Hệ thống thoát nước mưa:
+ Xây dựng hệ thống cống D600-D1000 dọc tuyến.
+ Tại vị trí cuối tuyến xây dựng cống D1200 (cống chờ khoảng 3m) kết hợp nối vào dự án "Cải tạo rạch Đầm Sen"; bổ sung cống ngang D1000 tư hầm ga MT16 kết nối hầm ga MP16.
_ Hệ thống thoát nước thải:
+ Bố trí trên vỉa hè cống có khẩu độ D300.
+ Xây dựng hệ thống hầm ga và các chi tiết cấu tạo khác theo quy định.
_ Kết cấu ống cống, móng cống, hầm ga bằng bê tông cốt thép theo mẫu định hình của Sở Giao thông vận tải.
11.3. Hê thống cây xanh: Trồng cây xanh trên vỉa hè hai bên, chủng loại cây xanh, mảng xanh phù hợp với cảnh quan, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khu vực.
11.4 Hệ thống chiếu sáng:
- Bố trí hệ thống chiếu sáng đường phố hai bên vỉa hè với các thông số phù hợp quy mô, cấp công trình thiết kế, kiểu dáng và quy cách, phù hợp với đặc thù chức năng tuyến tại khu vực, đảm bảo mỹ quan chung.
- Sử dụng đèn LED tiết kiệm điện ( theo Kế hoạch số 942/KH-UBND ngày 09/3/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2016-2020; văn bản số 5735/SGTVT-KT ngày 17/5/2016 của Sở Giao thông vận tải về việc triển khai sử dụng dèn LED trên địa bàn thành phố).
11.5 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
- Xây dựng hệ thống cống bể nhằm phục vụ cho ngành điện và ngành viễn thông, chạy dọc theo lề đường, phía nhà dân hai bên tuyến.
- Các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo theo tiêu chuẩn chuyên ngành.
11.6 Hệ thống báo hiệu đường bộ, tổ chức giao thông và an toàn giao thông: Hệ thống biển báo được bố trí theo cấp đường, phù hợp với phương án phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn trật tự, thông suốt, tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT và các quy định hiện hành.
12. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áo dụng:
Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng:
QCVN 07:2016/BXD " QUy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị";
QCVN 41:2016/BGTVT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ";
QCVN 10:2014/BXD " QUy chuẩn kỹ thuật quốc gia về " Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng";
TCVN 9398:2012 " Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung";
22 TCN 262-2000 "Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu- Tiêu chuẩn thiết kế";
22 TCN 263-2000 " Quy trình khảo sát đường ô tô";
TCXDVN 104:2007 " Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế";
TCVN 4054: 2005 "Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế";
22 TCN 211 - 06 " Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế";
TCVN 8819:2011 " Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu";
TCXDVN 259:2001 "Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị";
TCVN 7722-2-3:2007 "Đèn điện, Phần 2: Yêu cầu cụ thể. Mục 3: Đèn điện dùng cho chiếu sáng đường phố";
- Thực hiện theo Hướng dẫn áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành nhằm tăng cường quản lý chât lượng thiết kế và thi công mặt đường bê tông nhự nóng đối với các tuyến đường ô tô có quy mô giao thông lớn ( theo Quyết định số 858/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2014 của BGTVT) và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành khác.