NÂNG CẤP, MỞ RỘNG ĐƯỜNG LÊ VĂN VIỆT, QUẬN 9
- Tên dự án: Nâng cấp, mở rộng đường Lê Văn Việt (đoạn từ đường Lã Xuân Oai đến ngã ba Mỹ Thành), quận 9
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình quận 9
- Địa điểm xây dựng: Phường Tăng Nhơn Phú A, phường Tân Phú, Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh
- Mục tiêu đầu tư:
+ Tăng khả năng thông hành trên tuyến, cải thiên điều kiện giao thông khu vực;
+ Từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch xây dựng trong khu vực;
+ Cải thiện môi trường và nâng cao điều kiện sinh hoạt của người dân địa phương.
- Diện tích sử dụng đất: Khoảng 83.800m2
- Loại, cấp công trình: (theo Thông tư 33/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây Dựng):
+ Loại công trình: Kết cấu hạ tầng giao thông đô thị - đường trong đô thị.
+ Cấp công trình: Cấp II
- Nội dung và quy mô đầu tư:
+ Điểm đầu: Ngã ba đường Lã Xuân Oai
+ Điểm cuối: Ngã ba Mỹ Thành (đường Hoàng Hữu Nam)
+ Chiều dài tuyến khoảng 2.793,62m, mặt cắt ngang rộng 30m với mặt đường cao cấp A1. Các thông số kỹ thuật yêu cầu như sau:
- Tốc độ tính toán: 60km/giờ
- Độ dốc dọc lớn nhất: 6%
- Độ dốc ngang mặt đường: 2%
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu giới hạn: 125m
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu thông thường: 200m
- Bán kính đường cong nằm không cần làm siêu cao: 2000m
- Loại đường cong lồi:
Bán kính cong đứng tối thiểu tiêu chuẩn: 1400m
Bán kính cong đứng tối thiểu mong muốn: 2000m
- Loại đường cong lõm:
Bán kính cong đứng tối thiểu tiêu chuẩn: 1000m
Bán kính cong đứng tối thiểu mong muốn: 1500m
- Chiều dài tối thiểu tiêu chuẩn của đường cong đứng: 50m
- Tầm nhìn:
Tầm nhìn dừng xe tối thiểu: 75m
Tầm nhìn ngược chiều tối thiểu: 150m
Tầm nhìn vượt xe tối thiểu: 350m
+ Xây dựng hệ thống thoát nước dọc hai bên đường, thu nước bằng các giếng thu tại mép vỉa hè, thoát nước về các cửa xả rạch Suối Cái.
+ Xây dựng hệ thống cây xanh, chiếu sáng đồng bộ theo cấp đường
- Phương án xây dựng (Thiết kế cơ sở):
+ Hệ thống giao thông:
- Bình đồ tuyến: Tim tuyến thiết kế cơ bản bám theo tim đường hiện hữu, chỉ điều chỉnh cục bộ tại các đường cong nhằm đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến;
- Trắc dọc: Cao độ hiện trạng tại tim tuyến khoảng (+2,03m đến +23,62m). cao độ thiết kế tại tim tuyến khoảng (+2,41m đến +24,03m);
- Mặt cắt ngang: Xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô lộ giới hiện hành, được bố trí cụ thể như sau: 30m = 4m (vỉa hè) + 10,5m (mặt đường) + 1m (dải phân cách) + 10,5m (mặt đường) + 4m (vỉa hè);
- Kết cấu tổng thể nền mặt đường:
Mặt đường cấp cao A1 (bê tông nhựa nóng); mô đun đàn hồi yêu cầu Eyc ≥ 155MPa;
Ngoài các lớp kết cấu áo đường được tính toán thiết kế chi tiết theo quy định, cần đảm bảo yêu cầu sau:
+ Phần đường tăng cường trên mặt đường hiện hữu phải được xử lý theo đúng yêu cầu kỹ thuật (kể cả bù vênh);
+ Phần đường mở rộng: cần có lớp đáy móng dày tối thiểu 30cm, K=1÷1,02 (so với đầm nén tiêu chuẩn theo 22 TCN 333-06), vật liệu làm lớp đáy móng phải có mô đun đàn hồi ở độ chặt và độ ẩm thi công E ≥ 50MPa hoặc chỉ số CBR ngâm bảo hòa 4 ngày đêm ≥ 12%; nền đường đến độ sâu 50cm kể từ đáy áo đường: K ≥ 0,98; các lớp bên dưới chiều sâu kể trên: K ≥ 0,95; xử lý nền đúng quy định hiện hành;
- Kết cấu vỉa hè, trên lề: Xây dựng hoàn chỉnh, áp dụng thiết kế mẫu theo Quy định về thực hiện công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang, quản lý vỉa hè và tăng mảng xanh, cây xanh đường phố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do Sở Giao thông vận tải ban hành tại Quyết định số 1762/QĐ-SGTVT ngày 18 tháng 6 năm 2009, trong đó có thiết kế cho người tàn tật tiếp cận sử dụng và tăng cường phát triển mảng xanh đường phố;
Vỉa hè: Lát gạch Terrazo (kết cấu vỉa hè loại 2). Có bố trí tấm lát với bề mặt được cấu tạo gờ dẫn hướng phục vụ cho người khiếm thị; các lối lên xuống cho người ngồi xe lăn được cấu tạo theo chi tiết vuốt từ triền lề vào vỉa hè trong Quy định trên;
Kết cấu triền lề: Bê tông đá 1x2 M300 (mẫu bó vỉa loại 6 và loại 7)
- Hệ thống thoát nước:
+ Thoát nước mưa:
- Bố trí hệ thống thoát nước dọc dưới vỉa hè, kết hợp với hệ thống giếng thu tại mép vỉa hè, thoát nước ra các vị trí cửa xả. Hướng thoát nước: Thoát ra rạch Suối Cái;
- Sử dụng các ống cống bê tông đúc sẵn có đường kính ống tối thiểu Ø800, Ø1000, Ø1200, Ø1500 được tính toán khẩu độ phù hợp với lưu lượng thoát nước cho từng đoạn.
+ Thoát nước bẩn:
- Xây dựng hệ thống thoát nước bẩn dọc hai bên tuyến trên vỉa hè gồm các giếng thu, giếng thăm và đường ống bê tông cốt thép Ø300
- Hệ thống chiếu sáng:
+ Xây dựng hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh, phù hợp với cấp đường thiết kế;
+ Sử dụng thiết bị điều khiển 2 cấp công suất cho đèn chiếu sáng công cộng để tiết kiệm điện theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố tại văn bản số 4394/UBND-ĐTMT ngày 11 tháng 7 năm 2007.
- Hệ thống cây xanh: Trồng mới cây xanh dọc hai bên tuyến tương ứng với cấp đường thiết kế. Bố trí các mảng xanh liên bồn tại các vị trí phù hợp.
- Hệ thống báo hiệu đường bộ, tổ chức giao thông và an toàn giao thông: Đầu tư hoàn chỉnh theo cấp đường, đảm bảo giao thông được an toàn, thông suốt, tuân thủ Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01 và các quy định hiện hành.
- Bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật khác (cung cấp năng lượng, thông tin liên lạc, cấp nước…): Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý hạ tầng kỹ thuật khác để bố trí ngầm các đường dây, đường ống kỹ thuật, tuân thủ các quy định hiện hành.