Liên kết web

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN GIAO THÔNG CÔNG CHÁNH

Địa chỉ liên hệ: 326 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 38 443912

Fax: (028) 38 422410

MST: 0300439662

Email: info@gtcc.com.vn

TP.HCM nên mở rộng thêm khoảng 60 km2 về hướng Đức Hòa (Long An) tạo điều kiện phát triển KĐT cảng Hiệp Phước.

( 12-10-2018 - 10:19 AM ) - Lượt xem: 293

Chiều 11/10, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đô thị trên địa bàn TP.HCM - thực trạng, vấn đề và giải pháp”.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong và GS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo, TS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam nhận xét diện tích TP.HCM chỉ bằng 0,6%, dân số chiếm 7% so với cả nước nhưng tổng sản phẩm nội địa (GDP) đóng góp gần 30%. Vì vậy, vai trò của TPHCM rất quan trọng, là động lực phát triển của cả vùng kinh tế phía Nam và cả nước.

Ông Chính cho rằng diện tích TP.HCM còn khá khiêm tốn và thực tế chỉ phát triển đô thị trên 2/3 diện tích, 1/3 diện tích còn lại là khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ, phải bảo tồn.

“Nên mở rộng TP.HCM thêm khoảng 60 km2 về hướng huyện Đức Hòa (Long An), tạo điều kiện phát triển khu đô thị cảng Hiệp Phước”, ông Chính kiến nghị.

Ông Chính đề xuất 2 phương án mở rộng TP.HCM. Môt là, mở rộng về phía tỉnh Long An, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên gồm các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và một phần huyện Bến Lức, với tổng diện tích khoảng 48.000 -50.000 héc ta, dân số khoảng 37- 42 vạn người. Khi đó, diện tích TP.HCM sẽ tăng thêm khoảng 50 km2, từ 2.096 lên 2.146 km2, Long An giảm đi 50 km2.

Hai là, vẫn mở rộng về phía tỉnh Long An, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên, gồm các huyện: Đức Hòa, Cần Giuộc, lấy thêm huyện Cần Đước và một phần huyện Bến Lức với diện tích khoảng 90.000 đến 95.000 ha, dân số khoảng 65-70 vạn người. Khi đó, diện tích TP.HCM sẽ tăng thêm khoảng 95 km2, từ 2.096 lên 2.191 km2.

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: Trong quá trình hoàn thiện quy hoạch có 4 vấn đề phải giải quyết. Về quy hoạch tổng thể TP, có quy hoạch đô thị khu vực trung tâm và khu vực vệ tinh. Quy hoạch gắn với giao thông TP gắn với liên kết vùng. Phát đô thị TP ban đầu theo hướng Đông Bắc là chính, hướng phụ là phía Nam. Đến năm 1998, phát triển thêm hướng Nam, Đông Nam, hướng phụ là Tây và Tây Bắc. 

"Đây là vấn đề cần xem xét lại. Vì trong đô thị gắn với xây nhà, xây nhà trên vùng đất cao không xây vùng đất thấp. Trong khi đó, vùng phía Nam TP là vùng đất thấp, cho nên việc xây dựng ở phía Nam phải có mật độ vừa phải, phải giữ cho được vùng đất trũng, giữ vùng sinh quyển Cần Giờ. TP đang đề xuất trong khối dịch vụ gắn với công nghiệp hình thành khu đô thị sáng tạo phía Đông TP. Đây là nơi mật độ cao nhất về công nghiệp công nghệ cao, cao nhất về trí tuệ sáng tạo TP", Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nói.

Chiều 11/10, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đô thị trên địa bàn TP.HCM - thực trạng, vấn đề và giải pháp”.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong và GS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo, TS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam nhận xét diện tích TP.HCM chỉ bằng 0,6%, dân số chiếm 7% so với cả nước nhưng tổng sản phẩm nội địa (GDP) đóng góp gần 30%. Vì vậy, vai trò của TPHCM rất quan trọng, là động lực phát triển của cả vùng kinh tế phía Nam và cả nước.

Ông Chính cho rằng diện tích TP.HCM còn khá khiêm tốn và thực tế chỉ phát triển đô thị trên 2/3 diện tích, 1/3 diện tích còn lại là khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ, phải bảo tồn.

“Nên mở rộng TP.HCM thêm khoảng 60 km2 về hướng huyện Đức Hòa (Long An), tạo điều kiện phát triển khu đô thị cảng Hiệp Phước”, ông Chính kiến nghị.

Ông Chính đề xuất 2 phương án mở rộng TP.HCM. Môt là, mở rộng về phía tỉnh Long An, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên gồm các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và một phần huyện Bến Lức, với tổng diện tích khoảng 48.000 -50.000 héc ta, dân số khoảng 37- 42 vạn người. Khi đó, diện tích TP.HCM sẽ tăng thêm khoảng 50 km2, từ 2.096 lên 2.146 km2, Long An giảm đi 50 km2.

Hai là, vẫn mở rộng về phía tỉnh Long An, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên, gồm các huyện: Đức Hòa, Cần Giuộc, lấy thêm huyện Cần Đước và một phần huyện Bến Lức với diện tích khoảng 90.000 đến 95.000 ha, dân số khoảng 65-70 vạn người. Khi đó, diện tích TP.HCM sẽ tăng thêm khoảng 95 km2, từ 2.096 lên 2.191 km2.

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: Trong quá trình hoàn thiện quy hoạch có 4 vấn đề phải giải quyết. Về quy hoạch tổng thể TP, có quy hoạch đô thị khu vực trung tâm và khu vực vệ tinh. Quy hoạch gắn với giao thông TP gắn với liên kết vùng. Phát đô thị TP ban đầu theo hướng Đông Bắc là chính, hướng phụ là phía Nam. Đến năm 1998, phát triển thêm hướng Nam, Đông Nam, hướng phụ là Tây và Tây Bắc. 

"Đây là vấn đề cần xem xét lại. Vì trong đô thị gắn với xây nhà, xây nhà trên vùng đất cao không xây vùng đất thấp. Trong khi đó, vùng phía Nam TP là vùng đất thấp, cho nên việc xây dựng ở phía Nam phải có mật độ vừa phải, phải giữ cho được vùng đất trũng, giữ vùng sinh quyển Cần Giờ. TP đang đề xuất trong khối dịch vụ gắn với công nghiệp hình thành khu đô thị sáng tạo phía Đông TP. Đây là nơi mật độ cao nhất về công nghiệp công nghệ cao, cao nhất về trí tuệ sáng tạo TP", Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nói.